Bánh chưng bánh dày trong ngày tết

Trải qua bốn nghìn năm lịch sử cùng những biến cố thăng trầm, hiện nay những bánh truyền thống vẫn giữ được những hương vị đặc sắc, bình dị góp phần tạo nên sự đa dạng phong phú vào ẩm thực quê hương Việt Nam ta.
Những người con Việt Nam hiện nay sinh sống trên mảnh đất hình chữ S này hay những người việt kiều sinh sống tại các đất nước khác nhau trên thế giới, cho dù được thưởng thức sơn hào hải vị nhưng vẫn không thể quên hương vị của những loại bánh truyền thống đã đi vào lòng người, gắn liền với lịch sử nước nhà.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn 4 loại bánh đặc trưng của dân tộc mình.

1. Bánh chưng bánh dày.
Hai loại bánh chưng bánh dày do Lang Liêu, con trai vua Hùng thứ 18 làm ra và đã được truyền lại ngôi vua. Bánh chưng có hình vuông, bánh dày có hình tròn, tượng trưng cho đất và trời, bên ngoài chiếc bánh được gói bằng lá màu xanh, nhân bên trong thể hiện sự hy sinh của cha mẹ. Từ đó mỗi khi Tết đến hay những dịp quan trọng mọi người đều làm bánh chưng bánh dày để cúng trời đất.

Bánh chưng bánh dày trong ngày tết
Bánh chưng bánh dày trong ngày tết

Cả 2 loại bánh này đều được làm từ gạo nếp, thơm ngon, nhân bánh ở bên trong được làm từ đậu xanh luộc giã nát, thịt lợn, hành củ thái và một ít tiêu giúp tăng mùi vị của bánh, bên ngoài được gói bằng lá dong màu xanh buộc bằng lạt.
Cứ đến 27 – 28 tháng 12 âm lịch cả nhà lại quây quần bên nhau gói bánh chưng, bánh dày. Điều này giúp mọi người càng thắt chặt tình cảm, cùng nhau nhớ về cội nguồn, quê hương.

2. Bánh tét.
Miền Bắc có bánh chưng thì miền Nam có bánh tét trong ngày Tết. Cũng giống như bánh chưng, bánh tét cũng được làm từ gạo nếp, nhưng khác biệt ở chỗ bánh tét không có nhân thịt đậu xanh, mà thay vào đó là lạc đỏ trộn lẫn gạo nếp, rồi luộc chín. Ngoài ra, bánh tét không gói hình vuông như bánh chưng mà được gói dài, tròn.

Bánh tét ngày Tết
Bánh tét ngày Tết

3. Bánh gai.
Cũng là một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết miền Bắc đó là bánh gai.
Loại bánh này đặc biệt ở chỗ nó có màu đen của lá gai, để làm ra loại bánh này mất khá nhiều thời gian khi phải đi lấy lá gai về làm; bột gạo nếp đem đi nghiền, nhân bánh cũng khác đó là đậu xanh với lạc, và dừa nạo. Khi làm xong đem hấp cách thủy.
Loại bánh này khi chín vớt ra thơm mùi lá gai, mùi dừa đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.

Bánh gai thơm ngon
Bánh gai thơm ngon

4. Bánh phu thê
Bánh phu thê là loại bánh cổ truyền và không thể thiếu trong dịp cưới hay dịp ăn hỏi của người dân Việt Nam. Nó tượng trưng cho sự son sắt, sự bền chặt, sự thủy chung trong tình yêu.
Là sự hòa quyện giữa những loại nguyên liệu quen thuộc như bột lọc, dừa non, đậu xanh, màu xanh và mùi thơm của lá dứa làm ta không thể quên hương vị của loại bánh này.

Bánh phu thê trong ngày cưới hỏi
Bánh phu thê trong ngày cưới hỏi

Mỗi loại bánh lại có hương vị khác nhau nhưng chung quy lại đều mang màu sắc quê hương, cho dù đi đâu thì bạn vẫn luôn nhớ về!